Di truyền miễn dịch

Di truyền miễn dịch và cải thiện giống vật nuôi

Chỉ tiêu miễn dịch di truyền có thể làm căn cứ để chọn giống vật nuôi, để nâng cao tính năng sinh sản và đạt được múc đích cải tiến giống vật nuôi.
Nhóm máu là một chỉ tiêu di truyền miễn dịch quan trọng, dùng phương pháp kiểm nghiệm miễn dịch có thể phân ra các loại: RBC, WBC, tiểu cầu, organ, loại dịch rỉ, loại protein huyết thanh và men. Nguyên nhân nhóm máu chính là tiêu chí di truyền miễn dịch: tính đa hiệu của gen, tính liên kết của gen và hiệu hứng dị hợp của gen.
Có người từng lợi dụng nhóm máu, nhóm protein huyết thanh tiến hành lựa chọn tính trạng kinh tế, nhưng chưa chứng minh được nhóm máu, nhóm protein huyết thanh của gia súc liên quan đến di truyền tính trạng kinh tế; hiện đang thử dùng nhóm máu, nhóm protein huyết thanh làm maker di truyền để tiến hành lựa chọn tính trạng kinh tế.
Phân tích các tư liệu chỉ ra rằng, tính trạng thịt ở lợn và kháng nguyên nhóm máu có mối liên hệ nhất định. So sánh hệ F và hệ G của lợn phát hiện ra rằng, cá thể F’/F’ khi đạt đến 100kg thì cần có thời gian, thức ăn và chiều dài carcass, biểu hiện của nó vượt trội hơn hẳn so với Fᵃ/ Fᵒ, còn Gᵃ/ Gᵃ biểu hiện không rõ. Ở lợn Duroc và lợn Hampshire, đồng hợp tử của gen Hᶜ làm mỗi kích thước litter tăng lên 0.5-1 đầu; về trọng lượng của cá thể 42 ngày và 150 ngày, loại Tfᴮᴮ rõ rang vượt trội hơn loại Tfᴬᴬ.
Nghiên cứu ban đầu chỉ ra rằng, haplotype MHC ở lợn và tính trạng kích thước litter của chúng có mối tương quan rõ rệt, H6, H10 có hiệu ứng tích cực nổi bật, còn H2, H12 và H31 có hiệu ứng tiêu cực rõ rệt. Haplotype SLA H30, H31 và H6 có hiệu ứng tích cực trong cân nặng thực của lợn, còn H10, H4 và H1 lại có hiệu ứng tiêu cực. Cá thể lợn SLA H2 và H12 có tỷ lệ thịt nạc cao hơn lợn H1, H19, H33. Đi sâu nghiên cứu mối quan hệ giữa haplotype MHC và hiệu suất sẽ có tác dụng trong việc gia tăng hiệu quả cải tiến giống vật nuôi.
Ở bò, tỉ lệ mỡ sữa cá thể dị hợp trên điểm B gao hơn thuần dị hợp tử. Nghiên cứu mối quan hệ giữa 31 loại kháng nguyên tế bào hồng cầu và lượng sản xuất sữa và tỉ lệ mỡ sữa phát hiện, cá thể có kháng nguyên A và Y2, lượng sản xuất sữa cao nhưng tỉ lệ mỡ sữa thấp; còn cá thể chứa kháng nguyên M, sản lượng sữa thấp. Sản lượng sữa của bò loại Tfᴰᴰ cao hơn ở bò loại Tfᴬᴬ và Tfᴬᴰ, còn ở bò có chứa Ffᴱ tỉ lệ mỡ sữa đều khá cao.
Có rất nhiều nghiên cứu mối tương quan giữa hệ thống nhóm máu B và tính trạng kinh tế của gà. Nghiên cứu của đại học Iowa của Mỹ chỉ ra rằng, ở gà nhóm máu B1/B1 tỷ lệ tử vong ở giai đoạn đẻ trứng cao nhất, lên đến 33.6%, tỷ lệ đẻ trứng thấp nhất, 50.1%, tỷ lệ tương ứng ở nhóm máu B1/B2 là 3.5% và 60.9%, ở B1/B19 là 6.0% và 63.3%. Có không ít tài liệu đã chứng minh, gà đẻ trứng mang gen B2 và B21 có tỷ lệ đẻ trứng và sống sót cao nhất, gà mang gen B có biểu hiện kém nhất. Điểm B có lợi thế dị hợp tử rõ ràng. Tỷ lệ giao phối giữa các dị hợp tử điểm B càng cao, tỷ lệ nở trứng càng cao. Một khi xác nhận được tính tương quan loại này, sẽ có thể mở ra con đường mới nhanh hơn và hiệu quả hơn cho việc cải tiến giống vật nuôi.

Leave a Reply

Back to top button