Khi vi sinh vật gây bệnh đi vào cơ thể, gây ra tế bào B sinh ra kháng thể đặc hiệu, kháng thể kết hợp với kháng nguyên và phát huy tác dụng, sinh ra nhiều hậu quả sinh học.
Phân tử kháng thể có 3 chức năng hiệu ứng trung gian sau
1, Vai trò opsonin hóa
Vai trò opsonin hóa của kháng thể IgG là làm tăng cường chức năng thực bào. IgG là kháng thể phổ biến nhất và chiếm khoảng 75% tổng lượng kháng thể trong huyết thanh của cơ thể. Bề mặt đại thực bào và neutrophil đều mang thụ thể phân đoạn Fc đối với phân tử IgG. Kháng thể IgG sau khi kết hợp với kháng nguyên particulate (ví dụ vi khuẩn), đoạn Fc này sẽ kết hợp với thực bào, phát huy vai trò của thực bào đối với kháng nguyên. Tác dụng tương hỗ giữa FcR đơn và Fc kháng thể đơn rất yếu, Fc của vài kháng thể kết hợp với tế bào mục tiêu, sinh ra tác dụng tương hỗ rất mạnh, kích hoạt một loạt các đường truyền tín hiệu, phức hợp kháng nguyên và kháng thể bị nuốt chửng.
2, Hoạt hóa bổ thể
IgM ở con người và tiểu loại của đại bộ phận kháng thể IgG (IgG1, IgG2, IgG3) sau khi kết hợp với kháng nguyên tạo thành phức hợp, có thể thông qua con đường kinh điển tiến hành kích hoạt bổ thể; Khu vực bản lề có sự thay đổi cấu hình, làm phá vỡ vị trí kết hợp bổ thể của đoạn Fc, bổ thể phân thành C1, kết hợp với nó, và được kích hoạt, tạo thành các thành phần của nó như Clr, Cls, C4, C2 liên tục được kích hoạt, hình thành enzyme chuyển hóa C3 mang hoạt tính men, cái sau tiếp tục enzyme hóa C3 tạo thành men chueyern hóa C5, phân giải C5, sau đó bắt đầu kết hợp với chuỗi C6, C6, C8, C9, hình thành phức hợp tấn công màng (MAC). Kháng nguyên sau khi kết hợp với kháng thể, kháng thể bổ thể kích hoạt sainh ra nhiều hiệu ứng sinh học, làm cho bề mặt tế bào bị thủng hoặc phá hỏng màng kép P, làm phân tách tế bào, từ đó giết chết vi sinh vật ngoại lai; điều hoa vi sinh vật ngoại lai hay các hạt, làm tăng cường chức năng thực bào, sinh ra phân đoạn bổ thể proteolytic, kích hoạt phản ứng viêm.
3, Gây độc tế bào bởi tế bào phụ thuộc kháng thể (ADCC)
Các loại kháng thể có vai trò gây độc tế bào bởi tế bào phụ thuộc kháng thể bao gồm IgG, IgE, IgA.
Các quần thể bạch cầu khác nhau ngoài lympho bào T độc tế bào (CTL), gồm có neutrophil, eosinophil và đại thực bào, đặc biệt là tế bào NK, cũng có chức năng giết hại các loại tế bào mục tiêu. Trong rất nhiều trường hợp, giết hại tế bào mục tiêu cần có kháng thể đặc biệt, trước tiên bao lấy tế bào, đây chính là tác dụng gây độc tế bào bởi tế bào phụ thuộc kháng thể. Kháng thể kết hợ với kháng nguyên trên bề mặt tế bào mục tiêu, thông qua đoạn Fc, kết hợp với đại thực bào và tế bào NK, tế bào nhân trung tính, FcγR truyền tín hiệu kích hoạt, qua đó giải phóng nhân tử tế bào TNF, TNF-γ, làm tăng tác dụng giết tế bào mục tiêu.