Đột biến gen có 5 đặc điểm cơ bản sau
– Đột biến gen tồn tại rộng rãi trong thế giới sinh vật: bất kể là sinh vật cấp thấp hay động thực vật cấp cao và con người, đều xảy ra hiện tượng đột biến gen. Đột biến gen tồn tại rộng rãi trong thế giới tự nhiên.
– Đột biến gen có thể xảy ra bất cứ lúc nào: nó có thể xảy ra ở bất cứ lúc nào trong kỳ phát dục của cá thể sinh vật và bất kỳ tế bào nào của sinh vật. Thông thường trong quá trình phát dục của cá thể sinh vật thời kỳ phát sinh đột biến gen càng chậm, bộ phận đột biến biển hiện trên sinh vật càng ít. Đột biến gen có thể phát sinh trong tế bào soma, cũng có thể xảy ra ở tế bào mầm. đột biến diễn ra ở tế bào mầm có thể thông qua tác dụng của việc thụ tinh truyền trực tiếp sang thế hệ sau. Đột biến ở tế bào soma thường không thể truyền cho thế hệ sau.
– Tần số đột biến gen rất thấp: theo tính toán, ở sinh vật bậc cao, có khoảng 105-108 tế bào mầm, trong số đó chỉ có khoảng 1 tế bào mầm phát sinh đột biến gen, đột biến gen ở sinh vật khác nhau thì có tần số khác nhau.
– Phần lớn đột biến gen đều có hại với sinh vật: do mọi sinh vật đều trải qua quá trình tiến hóa lâu dài, giữa chúng và điều kiện môi trường có sự hài hòa cao. Nếu xảy ra đột biến gen, có thể sẽ phá hỏng mối quan hệ hài hòa này. Vì thế đột biến gen có hại cho sự tồn tại của sinh vật.
– Đột biến gen không có định hướng: một gen có thể xảy ra đột biến gen theo hướng khác nhau, sinh ra nhiều alen. Ví dụ: gen màu lông chuột (A+) có thể đột biến thành màu vàng (AY), cũng có thể biến thành màu đen (a). Tuy nhiên, đột biến mỗi loại gen đều không có hạn chế.