Tất cả động vật có vú đều có phức hợp tương thích mô chính yếu (MHC), là một nhóm gene mã hoá cho các protein trình diện kháng nguyên trên bề mặt tế bào của đa số động vật có xương sống. Những protein này đóng vai trò quan trọng trong tổ chức miễn dịch của cơ thể cũng như những cơ chế giao tiếp giữa các tế bào. MHC tham gia phản ứng miễn dịch trung gian ở chất dịch cơ thể và tế bào. Mặc dù kháng thể có thể có phản ứng riêng với kháng nguyên, nhưng phần lớn tế bào T sau khi kết hợp với phân tử MHC mới có thể nhận biết kháng nguyên. Phân tử MHC là cấu trúc trình bày kháng nguyên, phân tử MHC đặc biệt mà cá thể biểu hiện còn ảnh hưởng đến nhóm kháng nguyên mà có thể kết hợp với tế bào TH và TC tạo phản ứng. Vì thế, MHC đã một phần nào quyết định phản ứng của cá thể đối với vi sinh vật gây bệnh, do vậy MHC có ý nghĩa quan trọng đối với tính dễ mắc bệnh và miễn dịch chủ động.
Nghiên cứu phản ứng loại trừ giữa các chủng khác nhau của động vật đối với việc thải ghép phát hiện ra rằng, chuột cùng chủng loại liệu có thể cấy ghép cho nhau, chính là tương thích mô, được quyết định bởi cá thể cho và cá thể nhận có cùng haplotype MHC hay không.
Nhóm gen MHC rất nhiều, có hơn 100 quỹ gen, nhưng vai trò quyết định trong phản ứng cấy mô chỉ là phân tử mã hóa gen hữu hạn trong đó, lần lượt là phân tử MHC lớp I và lớp II, bởi vì chúng có thể trở thành kháng nguyên. Ngoài ra, MHC còn có phân tử lớp III và loài IV, chức năng khác phản ứng miễn dịch liên quan. Mặc dù tất cả động vật có vú đều có nhóm gen này, nhưng cấu trúc và biểu hiện cụ thể khác nhau, chúng cũng có các tên gọi khác nhau. Chúng lần lượt là H-2 (chuột), HLA (người), B (gà), SLA (lợn), BoLA (bò).
Phân bố gen MHC trên nhiễm sắc thể ở lợn xem hình sau:
Phân bố 3 loại gen MHC trên nhiễm sắc thể ở người, vượn, chó, chuột cống tương tự lợn, trình tự là: lớp II – lớp III – lớp I. Gen lớp I ở chuột phân bố ở hai mặt nhiễm sắc thể, trình tự MHC: lớp I – lớp II – lớp III – lớp I. Trình tự ở bò là: II-IIα-III-I, trong đó lớp II và IIα cách nhau rất xa. Gen MHC ở người định vị tại nhiễm sắc thể số 6, chuột, lợn và bò lần lượt định vị tại nhiễm sắc thể số 17, số 7 và số 23.
Phân tử MHC của gà đầu tiên được nhận biết bởi 1 nhóm máu, sau đó được đặt tên là phức hợp B. MHC ở gà gồm hai phần: Khu B và khu Rfp – Y. Chúng đều nằm trên nhiễm sắc thể số 16, nhưng giữa chúng không liên tục. khu MHCB của gà bao gồm 3 nhóm gen chính: B-F, B-L và B-G, chúng lần lượt được mã hóa thành glycoprotein lớp I, lớp II và lớp III trên bề mặt tế bào. Glycoprotein mã hóa B-F, B-L và glycoprotein trên nhiễm sắc thể đối ứng ở động vật có vú giống nhau ở kháng nguyên của tế bào lympho T cấu trúc, chức năng,và phân bố, tồn tại mô, còn kháng nguyên B-G không chỉ biểu hiện ở hồng cầu, mà còn biểu hiện ở tế bào trung mô và tế bào biểu mô trên ruột.
MHC có nhiều gen lớp I và lớp II, sản phẩm của nó đều có cấu trúc phân tử giống nhau. Các gen khác của MHC lại khác nhau rõ rệt. Ví dụ, gen mã hoá hệ thống bổ thể (C4, C2 và nhân tử B), gen của nhân tử tế bào mã hóa (TNF), còn có một vài enzyme mã hóa, protein sốc nhiệt và gen của phân tử liên quan đến xử lý kháng nguyên. Giữa các gen này không có tính tương đồng nào trên mức độ chức năng và cấu trúc, sản phẩm cúa nó được gọi chung là sản phẩm gen lớp III.