Khái niệm miễn dịch tự nhiên và miễn dịch thu được
Miễn dịch dựa vào phương thức thu được và tác dụng có thể chia thành miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch thu được.
Hệ miễn dịch tự nhiên ( còn gọi là miễn dịch bẩm sinh ) bao gồm các cơ chế đề kháng đã tồn tại trong cơ thể khi chưa có nhiễm trùng và sẵn sàng đáp ứng rất nhanh khi vi sinh vật xâm nhập. Các cơ chế này chủ yếu phản ứng chống lại vi sinh vật chứ không phản ứng với các vật lạ không phải là vi sinh vật; đồng thời chúng phản ứng theo một cơ chế giống hệt nhau khi vi sinh vật xâm nhập tái đi tái lại.
Các loại miễn dịch
Thành phần của miễn dịch tự nhiên
Các thành phần chính của miễn dịch tự nhiên bao gồm:
(1) các hàng rào vật lý và hoá học như da, niêm mạc, các chất kháng khuẩn được tiết ra trên các bề mặt này;
(2) các tế bào thực bào (tế bào trung tính, đại thực bào) và tế bào NK (tế bào giết tự nhiên);
(3) các protein trong máu, bao gồm các thành phần của hệ thống bổ thể và các chất trung gian khác của phản ứng viêm; và
(4) các protein gọi là cytokin có vai trò điều hoà và phối hợp các hoạt động của tế bào trong hệ miễn dịch bẩm sinh. Cơ chế hoạt động của hệ miễn dịch bẩm sinh chỉ đặc hiệu cho những cấu trúc chung của từng nhóm vi sinh vật và không đặc hiệu cho những khác biệt tinh tế trong từng nhóm này. Hệ miễn dịch bẩm sinh tạo ra những phản ứng đầu tiên chống lại sự xâm nhập của vi sinh vật.
Các đáp ứng miễn dịch khác với miễn dịch tự nhiên
Ngược với hệ miễn dịch tự nhiên , có những đáp ứng miễn dịch khác được kích thích bởi sự tiếp xúc với vi sinh vật và tạo ra cường độ tăng dần nếu sự tiếp xúc này được lặp đi lặp lại. Bởi vì dạng đáp ứng này chỉ xuất hiện sau khi vi sinh vật xâm nhập cơ thể nên nó được gọi là miễn dịch thu được. Tính chất đặc biệt của đáp ứng miễn dịch thu được là tính đặc hiệu đối với từng phân tử và khả năng “nhớ” khi phân tử đó xâm nhập trở lại cơ thể để tạo ra một đáp ứng mạnh hơn nhiều so với lần xâm nhập đầu tiên. Hệ miễn dịch thu được có khả năng nhận diện và phản ứng lại với nhiều vật lạ có bản chất nhiễm trùng hoặc không nhiễm trùng. Ngoài ra, nó còn có khả năng tuyệt vời trong việc phân biệt sự khác nhau rất nhỏ giữa các vật lạ này và vì vậy mà nó còn được gọi là miễn dịch đặc hiệu. Các thành phần của miễn dịch thu được là tế bào lymphô và các sản phẩm của chúng. Những chất lạ tạo ra đáp ứng miễn dịch đặc hiệu hoặc chịu tác động của hệ miễn dịch này được gọi là kháng nguyên. Theo thói quen, các thuật ngữ “ đáp ứng miễn dịch ” và “ hệ thống miễn dịch ” thường dùng cho đáp ứng miễn dịch thu được, trừ khi có những nhấn mạnh riêng khác đến miễn dịch bẩm sinh.
Vậy đáp ứng miễn dịch là gì?
Đáp ứng miễn dịch là một quá trình tự bảo vệ vô cùng quan trọng và hết sức phức tạp của cơ thể sinh vật, là kết quả của sự hoạt động và hợp tác của nhiều cơ quan, tổ chức và tế bào khác nhau. Các tế bào hình thành các mô và các cơ quan của hệ thống miễn dịch có mặt ở khắp nơi trong cơ thể, nhưng tập trung chủ yếu ở mô lympho: hạch lympho, lách, tủy xương, tuyến ức, mô lympho dưới niêm mạc đường hô hấp, tiêu hóa… Quá trình đáp ứng miễn dịch là quá trình hoạt động của một số cơ quan và một số tế bào trong cơ thể nhằm chống lại các tác nhân xâm nhập. Đối với quá trình đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu, đó là sự hoạt động cản trở của da và niêm mạc, là hàng rào hoá-lý, hàng rào tế bào và quá trình hoạt động thực bào. Đối với quá trình đáp ứng miễn dịch đặc hiệu, thực chất là quá trình hoạt động của 2 loại tế bào là lympho bào B và T, sự tham gia của đại thực bào, tế bào trình diện kháng nguyên đều chịu sự điều khiển của các cơ quan miễn dịch. Các tế bào tham gia vào hoạt động của quá trình đáp ứng được gọi là các tế bào có thẩm quyền miễn dịch. Các cơ quan sản xuất, duy trì, điều khiển hệ hoạt động của các tế bào trên được gọi là các cơ quan có thẩm quyền miễn dịch. Hợp nhất tất cả các cơ quan và các tế bào có thẩm quyền miễn dịch được gọi là hệ thống miễn dịch hay hệ miễn dịch của cơ thể.
Phân biệt miễn dịch tế bào và miễn dịch dịch thể
Hạng mục | Miễn dịch tế bào | Miễn dịch dịch thể | |
Kháng nguyên | Vi sinh vật bên trong tế bào | Vi sinh vật đi vào tế bào và tiến hành sao chép | Vi khuẩn, mô không đồng nhất ngoài tế bào… |
Tế bào lympho tham gia đáp ứng miễn dịch | Tế bào lympho T | Tế bào lympho T | Tế bào lympho B |
Cơ chế effector | Vi sinh vật kích hoạt, tổn thương và loại bỏ trong tế bào | Tự giải thể tế bào nhiễm bệnh | Kháng thể bài tiết, loại bỏ vi khuẩn |
Con đường di truyền miễn dịch | Tế bào lympho | Tế bào lympho | Huyết thanh (kháng thể) |
The end!