Trong bài viết này sẽ nói về 2 vấn đề chính:Sự liên quan giữa Bộ nhóm nhiễm sắc thể và giới tính, gen quyết định giới tính và giới tính
Bội số nhóm nhiễm sắc thể và giới tính
Trong các con kiến, ong mật, ong vò vẽ và tò vò, giới tính có liên quan đến bội số nhóm nhiễm sắc thể, giống đực là thể đơn bội, giống cái là thể lưỡng bội. Nếu con đực ong mật là do trứng chưa được thụ tinh phát dục hình thành, do đó, số nhiễm sắc thể của thể đơn bội (n=16). Ong chúa và ong thợ là do trứng đã được thụ tinh hình thành, có số nhiễm sắc thể của thể lưỡng bội (2n=32), trong việc quyết định giới tính của loài ong cần phải có sự tồn tại cơ chế liên quan của nhiễm sắc thể đơn bội/lưỡng bội. Habrobracon ở loài ong ký sinh cũng tồn tại hiện tượng trinh sản (parthenogenesis), ong cái loại này đều là thể lưỡng bội có 20 nhiễm sắc thể, ong đực đều là thể đơn bội có 10 nhiễm sắc thể. Ong cái có nguồn gốc từ trứng thụ tinh, còn ong đực thường được sinh ra từ trứng chưa được thụ tinh.
Gen quyết định giới tính và giới tính
Từ giữa thế kỷ 20 trở lại đây, con người dần nhận thức được rằng, trong quá trình phân hóa giới tính động vật, nhân tử quyết định tinh hoàn (TDF) tồn tại nhiễm sắc thể Y, nó quyết định phôi ban đầu phân hóa theo hướng tinh hoàn. Vì thế, nghiên cứu trên gen quyết định giới tính thường được tập trung ở việc tìm hiểu phương hướng TDF trên nhiễm sắc thể Y của động vật có vú.
Năm 1990, A. H. Sinclair và đồng nghiệ nhân bản ở SRY của người, được cho là dấu mốc trong việc nghiên cứu quyết định giới tính, nhiều thí nghiệm thực tế trong đó có động vật chuyển gen đã chứng minh, quyết định và phân hóa giới tính là quá trình biểu hiện hài hòa có vai trò chủ đạo của gen SRY và có sự tham gia của nhiều gen.