Di truyền giới tính

Điều kiện môi trường bên ngoài và phân hóa giới tính động vật

Để hiểu rõ hơn về bài này , xem bài Ảnh hưởng của môi trường tới giới tính

 

1, Giới tính ong mật

Phía trên đã đề cập giới tính của ong mật có liên quan đến bội số của nhiễm sắc thể. Ong đực là thể đơn bội (n=16), do trứng chưa được thụ tinh phát triển thành, ong cái là thể đa bội (2n=32), do trứng được thụ tinh phát triển thành. Còn trứng được thụ tinh có thể phát triển thành ong cái bình thường (ong chúa), cũng có thể phát triển thành ong cái vô sinh (ong thợ), điều này được quyết định bởi ảnh hưởng của điều kiện dinh dượng đối với chúng. Nếu ấu trùng do trứng thụ tinh hình thành ăn 2-3d sữa ong chúa, sau 12 ngày sẽ phát triển thành ong thợ, chúng nhỏ hơn ong cái bình thường, hệ thống sinh dục bị hao mòn, không thể giao phối với ong đực. Nếu ăn 5d sữa ong chúa, sau 16 ngày sẽ phát triển thành ong chúa, nó to hơn ong thợ và có khả năng sinh sản. Ở đây, điều kiện dinh dưỡng có tác dụng quan trọng đối với phân hóa giới tính của ong mật.

2, Giới tính giun biển

giới tính giun biển
giới tính giun biển

Giới tính giun biển đươc quyết định bởi môi trường, thân hình giữa con đực và con cái loài động vật thân mềm này có sự khác nhau rõ rệt, con cái dài khoảng 8cm, trông giống một cọng giá mọc dài, con đực rất nhỏ, chỉ dài 1mm, sống ký sinh trong tử cung của con cái. Con cái trưởng thành đẻ trứng dưới biển, ấu trùng trứng vừa đẻ không có sự khác nhau về giới tính, còn về hướng phân chia giới tính của chúng , hoàn toàn phụ thuộc vào môi trường sinh sống ngẫu nhiên của chúng. Nếu ấu trùng sống tự do ở biển, sẽ phát triển thành con cái; còn nếu do một lý do nào đó, ấu trùng sống trong miệng con cái, sẽ phát triển thành giới trung gian, mức độ di tật được quyết định bởi thời gian sống trong miệng con cái dài hay ngắn. Có thể nói, môi trường sinh lý trong miệng con cái chính là nhân tố quyết định giới tính. Giới tính giun biển không được quyết định lúc thụ tinh, mà hoàn toàn do nhân tố ngoại cảnh quyết định.

3, Giới tính của ếch và một số loài bò sát

Giới tính của các ếch loài này liên quan đến nhiệt độ môi trường. ở một số cá thể ếch, nếu để con nòng nọc phát triển dưới điều kiện nhiệt độ 20 độ C, quần thể ếch được sinh ra có tỷ lệ giới tính bình thường 1:1; nếu để nòng nọc phát triển dưới điều kiện nhiệt độ 30 độ C, toàn bộ sẽ phát triển thành ếch cái. Trứng của loài thằn lằn ở điều kiện 26-27 độ C sẽ phát triển thành thằn lằn cái, trong điều kiện 29 độ C sẽ phát triển thành giống đực. cá sấu toàn bộ trứng sẽ thành giống đực trong điều kiện 33 độ, dưới 31 độ, trứng phát triển thành giống cái, giữa khoảng nhiệt độ này, trứng sẽ phát triển thành cá sấu có tỷ lệ đực cái 1:1

Cần phải chỉ ra rằng, môi trường thay đổi chỉ thay đổi được hướng phát triển giới của loài vật, chứ không thể thay đổi được thành phần nhiễm sắc thể giới tính của chùng.

Back to top button