Bệnh đa gen là gì?
Bệnh đa gen là bệnh liên quan đến nhiều gen và nhiều nhân tố ngoại cảnh, nguyên nhân gây bệnh và phương thức di truyền khá phức tạp. Không giống với bệnh đơn gen, các gen này không có quan hệ trội, lặn, mỗi gen đều có tác động tích lũy. Vì thế, với cùng một bệnh, ở các cá thể khác nhau do số lượng gen gây bệnh có thể khác nhau, nên cũng sẽ khác nhau về mức độ nghiêm trọng của bệnh và nguy cơ tái phát bệnh. Hiện nay, bệnh này có thể được xác định thông qua nghiên cứu tỷ lệ phát bệnh của người thân người bệnh và ước lượng hệ số di truyền của nó.
U nang buồng trứng là bệnh di truyền đa gen, có nhân tố di truyền và cũng có yếu tố môi trường. Bệnh này thường gặp ở bò sữa, ngựa và lợn. U nang buồng trứng là do túi trứng sưng to bất thường, có thể chiếm cả trọng lượng buồng trứng. Lúc này, bài tiết kích thích tố cái trong cơ thể động vật tăng lên, làm tăng ham muốn tình dục, nghiêm trọng hơn có thể gây ra chứng nymphomania. U nang túi trứng tồn tại thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến rụng trứng. Căn cứ vào cá thể con vật có u nang buồng trứng hay không để chọn giống không có tác dụng nhiều trong việc giảm thiểu tỷ lệ phát bệnh u nang buồng trứng.
Thời kỳ mang thai của mọi loài vật đều có phạm vi cố định, thời kỳ mang thai kéo dài là do yếu tố di truyền. cũng có thể do thai nhi đã mắc bênh di truyền nên kéo dài thời gian mang thai.
Bệnh liên quan đến móng, chủ yếu xảy ra ở loài lợn siêu nạc, hình dạng ngón, hình thái bước đi và đứng không bình thường. Bệnh lên quan đên móng, theo nghĩa rộng biểu thị nhiều loại khiếm khuyết trên móng do nhiều loại gen gây nên, gồm có khuyết tật về cấu trúc hình thái móng, hình dạng chân và chức năng móng. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra các bệnh này, chủ yếu là kết quả cộng hưởng của yếu tố di truyền và yếu tố môi trường. vì thế bệnh móng chân thuộc loại bệnh di truyền đa gen. bệnh này được cho là sản phẩm của gây giống hiện đại, con người khi gây giống luôn chạy theo tiêu chí sức sinh sản cao, tăng trưởng nhanh, tỷ lệ nạc cao, hiệu quả thức ăn cao, nên xem nhẹ thể chất động vật, làm giảm đi tính chắc chắn của ngón chân. Các báo cáo cho thấy, hệ số di truyền ước lượng của tính trạng ngón chân ở khoảng thấp đến trung bình, hệ số di truyền cấu trúc chân trước là 0.53, rõ ràng cao hơn tính hoạt động của chân trước (0.31). tính trạng móng chân có liên quan đến di truyền ở mức độ nhất định của các tính trạng khác. Tất nhiên, môi trường cũng có tác động, như chỗ ở, dinh dưỡng, vận động, gồm có nhiệt độ, độ ẩm, tình trạng mặt đất, có hay không vận động, tỷ lệ photpho, nguyên tố vi lượng và vitamin D, vết thương ngoài da nhiễm vi sinh vật gây bệnh cũng có thể gây ta bệnh móng chân.