Để kiểm soát bệnh di truyền thực hiện các bước sau:
Bài này thuộc loạt bài: Kiểm soát bệnh di truyền
1, Thực hiện chế độ đào thải nghiêm khắc
Thực hiện chế độ đào thải nghiêm khắc đổi với các cá thể vật nuôi mắc bệnh di truyền, là biện pháp căn bản hữu hiệu trong việc kiểm soát bệnh di truyền vật nuôi. Đào thải nghiêm khắc không phải là giết toàn bộ cá thể vật nuôi mang bệnh di truyền hoặc các gen dị tật di truyền, mà là sử dụng các biện pháp để các gen bất lợi không di truyền sang đời sau. Đối với các bệnh di truyền nguy hiểm,có thể trực tiếp xử lý con mang bệnh, đối với khiếm khuyết di truyền không nghiêm trọng, như bệnh sản khí, tinh hoàn ẩn, có thể chăn nuôi lấy thịt.
Việc đào thải gen trội và gen lặn có hiệu quả khác nhau. Gen trội đào thải khá dễ dàng, vì chúng đều biểu hiện ra, đảo thải hết gen trội, sẽ chỉ còn lại đồng hợp tử lặn. còn đối với gen lặn, việc đào thải khá khó khăn, thường thì chỉ có thể thông qua kiểu hình để đào thải dần đồng hợp tử lặn, giảm tần số gen lặn. khó khăn nhât chính là dị hợp tử lặn, bề ngoài không có bất kỳ triệu chứng bệnh, nhưng gen lặn của nó vẫn có thể phát tán liên tục trong đàn, rất nguy hiểm. Cùng với sự phát triển của kỹ thuật kiểm tra, chúng ta có thể tìm ra các tác nhân gen lặn bằng rất nhiều cách, sau đó sẽ đào thải chúng, giảm nguy cơ gây bệnh. Còn có phương pháp khác là testcross, để phán đoán vật nuôi có mang tác nhân gen bất thường lặn hay không, có thể kiểm tra chéo cá thể đồng hợp lặn hoặc cá thể dị hợp đã biết, cũng có thể cho giao phối giữa vật nuôi và chính con của chúng, tiếp tục căn cứ và kiểu hình thế hệ con để phán đoán.
2, Tránh phối giống cận huyết bừa bãi
Xác xuất phát sinh bệnh di truyền đơn lẻ không cao, do đó, giữa các cá thể mang bệnh, khả năng giao phối giữa chúng rất ít. Tuy nhiên, giao phối cận huyết sẽ làm tăng cơ hội giao phối giữa các dị hợp tử bệnh di truyền. Bởi vì ngoại hình bình thường, là số lượng tác nhân gen bất thường tương đối nhiều. vì thế không nên giao phối cận huyết, thực hiện chọn giống phối giống có kế hoạch.
3, Gây giống kháng bệnh
Giống kháng bệnh là chỉ cá thể có khả năng kháng bệnh cao. Khả năng kháng bệnh chía thành khả năng kháng bệnh đặc biệt và khả năng kháng bệnh thông thường. Hai loại này có cơ chế di truyền khác nhau. Khả năng kháng bệnh đặc biệt chủ yếu do 1 điểm gen chính điều khiển, cũng có thể chịu các tác động khác ở mức độ khác nhau.
Khả năng kháng bệnh thông thường không hạn chế ở một loại bệnh, chịu tác động bởi nhiều yếu tố, thể hiện cụ thể ở khả năng đáp ứng miễn dịch của cơ thể đối với việc phòng ngừa một số bệnh. Các loài khác nhau, kháng tính đối với cùng một loại bệnh cũng khác nhau.
Phương pháp lựa chọn giống kháng bệnh
Phương pháp lựa chọn giống kháng bệnh có rất nhiều, nhưng thường chia làn hai loại: lựa chọn trực tiếp và lựa chọn gián tiếp.
- Lựa chọn trực tiếp: Lựa chọn trực tiếp có thể thực hiện chọn lựa kiểu hình gen. Lựa chọn kiểu hình có các ưu điểm trực quan và dễ thao tác, không ảnh hưởng đến sinh sản đàn lợn; khuyết điểm là sau khi đàn lợn phát bệnh mởi có thể tiến hành lựa chọn. Dưới điều kiện truyền nhiễm, có cá thể phát bệnh, có cá thể không phát bệnh, cá thể không phát bệnh chứng tỏ mang gen di truyền có kháng tính, lấy cá thể này làm giống, có thể làm tăng số lượng cá thể kháng bệnh, tần số gen kháng bệnh cao, đây chính là lựa chọn kiểu hình truyền thống
Nhưng do hệ số di truyền tính kháng bệnh thấp và tương đố phức tạp, hiệu quả việc lựa chọn kiểu hình cũng chưa đáng tin cậy, vẫn còn một số khuyết điểm: hệ số di truyền tính trạng bệnh thấp; khó khăn trong việc kiểm tra thế hệ con, khoảng cách thế hệ xa, phản ứng lựa chọn thấp, tiến triển gây giống chậm chạp; cơ chế di truyền rất phức tạp và chịu nhiều ảnh hưởng của môi trường; khó xác định mức độ và tiêu chuẩn tấn công của các bệnh; có tính trạng kháng bệnh và tính trạng sinh sản tồn tại tương quan âm, khó lựa chọn…
- Mấu chốt của việc lựa chọn gen kháng bệnh là phải phân biệt được kiểu hình gen kháng bệnh, làm rõ cơ chế di truyền của gen kháng bệnh, như vậy mới có hiệu quả cao nhất trong việc lựa chọn gen kháng bệnh
Nếu các điểm số lượng tính kháng bệnh có thể tồn tại trong gen với hiệu ứng cao, có thể thông quan phương pháp phân tích gen chủ hiệu để tìm ra các marker di truyền không cân bẳng với tính trạng số lượng. nhưng tiền đè là biến dị tính trạng số lượng hoặc tính trạng chất lượng là do biến đổi gen nào gây ra.
Đối với kháng tính bệnh đa gen điều khiển, nghiên cứu loại này khá phức tạp. Cùng với sự nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi của sinh học phân tử trong gây giống động vật, các nhà di truyền học đã bắt đầu trực tiếp nghiêm cứu cơ sở di truyền phân tử của tính trạng số lượng kháng tính bệnh tật, tức điểm tính trạng số lượng (QTL). Mục đích nghiên cứu kháng tính bệnh tật là chọn ra các giống mới có kháng tính bệnh tật. QTLs có kháng tính bệnh tật được sử dụng thể nào trong công tác gây giống, cũng là vấn đề cần nghiên cứu. Hiện nay gen có hiệu quả nhất trong việc lựa chọn kiểu hình gen là Gen nhạy cảm Halothane. Căn cứ phát hiện hội chứng stress là do C đột biến thành T ở codon thứ 1843 cDNA của RYRI , có thể tiến hành kiểm tra PCR-RFLP một cặp vật dẫn, đào thải đồng hợp tử lặn (Haln Haln) và dị hợp tử (HalN HalN), là có thể gây giống kháng bệnh hội chứng stress.
- Lựa chọn hỗ trợ bằng marker: Hiện đã phát hiện rất nhiều bệnh có gen marker và tính trạng marker, theo đó có thể tiến hành lựa chọn gián tiếp. ví dụ điển hình là nhân tử B21 ở gà có liên quan đến kháng tính bệnh malak, nhân tử B19 ở gà có liên quan đến tính mẫn cảm của bệnh malak, trong các đơn bội MHC khác của gà, B2, B6, B14 đều có kháng tính bệnh malak khá yếu, B4, B3, B5, B13, B15 lại liên quan đến tính mẫn cảm của bệnh malak. Nhân tử B21, còn có thể ảnh hưởng đến bệnh phù nề.
- Thực hiện chuyển vị gen: Thực hiện chuyển vị hay chèn gen và bổ sung gen, là lĩnh vực tiềm năng để nâng cao khả năng kháng bệnh. Căn cứ bộ phận gen chuyển đến, có thể chia thành hai loại: một loại là miễn dịch nucle axit và động vật chuyển gen.