Một trong những cống hiến lớn của di truyền miễn dịch là phát hiện ra vật chất miễn dịch và đáp ứng miễn dịch do nó gây ra đều chịu sự điều khiển di truyền. Hệ thống tương thích mô chính (MHS) không chỉ có chức năng loại bỏ kháng nguyên dị thỉ, mà còn là một hệ thống di truyền chi phối tính kháng bệnh của cơ thể, hệ thống này đều tồn tại ở động vật có xương sống bậc cao. MHC có liên quan đến các bệnh ung bướu, bệnh truyền nhiễm, tự miễn dịch và chứng mẫn cảm, điều này làm tăng khả năng nuôi trồng giống kháng bệnh bằng tiêu chí MHS.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, bằng việc lựa chọn huyết sắc tố A, có thể nâng cao khả năng đề kháng bệnh tuyến trùng Lance nhiễm sắc ở đàn dê; phức hợp MHC của cừu (OLA) có liên quan đến chứng ngứa. Phức hợp MHC (OLA) của bò có liên quan đến nhiễm ký sinh trùng đường ruột, mẫn cảm và viêm tuyến vú. Phức hợp MHC (OLA) của ngựa liên quan đến sarcoma nhạy cảm của ngựa; Ngoài ra, thông qua việc chọn giống có thể nâng cao sức đề kháng của đàn lợn đối với Brucella và Erysipelothrix rhusiopathiae; chọn giống kháng có thể làm tăng sức đề kháng của đàn gà đối với các bệnh fowl typhoid, bệnh bạch cầu và cầu trùng.
Nghiên cứu còn chỉ ra rằng, MHB (B) của gà có liên quan đến tính kháng bệnh và tính mẫn cảm của các bệnh Marek, bệnh máu trắng, bệnh cầu trùng, bệnh RSV… Nghiên cứu cho thấy, gà có haplotype B21 , B11 và B23 có tính kháng bệnh mạnh nhất đối với bệnh Marek; B2 , B6 có kháng tính trung bình, còn B5 , B13 và B 19 dễ nhiễm bệnh nhất. Bằng việc lựa chọn cá thể của các nhóm máu này, có thể sẽ tăng cường khả năng kháng bệnh của thế hệ sau; các nghiên cứu trước đâu đã chứng minh, tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ chết phôi, tỷ lệ nở trứng, tỉ lệ chết gà nhỏ và gà già, tỷ lệ sinh sản ở gà đều có liên quan đến haplotype đặc hiệu. MHC (H2) ở chuột liên quan đến tính kháng bệnh và tính mẫn cảm đối với số lượng virus bệnh máu trắng và sán Manson. MHC (SLA) ở lợn liên quan mật thiết với đáp ứng miễn dịch. Ngoài ra, haplotype khác nhau của SLA tồn tại tính kháng bệnh đối với ký sinh trùng cũng khác nhau. Làm rõ đặc trưng di truyền tính trạng miễn dịch liên quan đến khả năng kháng bệnh có vai trò quan trọng trong việc phối giống kháng bệnh.
Ngày nay con người đã giám định ra một số loại gen kháng bệnh ở gà, lợn, cừu và bò, bằng cách nâng cao tần suất gen đặc hiệu này trong đàn và thực hiện nghiêm túc việc chọn giống phối giống, có thể nâng cao sức kháng bệnh của vật nuôi, từ đó phối các giống mới có khả năng kháng bệnh đặc biệt. Nâng cao khả năng kháng bệnh của vật nuôi là nâng cao sản lượng gia súc, giảm tổn thất và giá thành thức ăn gia sú, ứng dụng của di truyền miễn dịch trong gây giống vật nuôi, mang lại hy vọng mới cho việc phối giống kháng bệnh và nâng cao hiệu suất đàn gia súc.
0 146 2 minutes read