Di truyền miễn dịch

Miễn dịch là gì – Khái niệm cơ bản về Miễn dịch học

Cơ sở di truyền miễn dịch học

Chức năng miễn dịch nhận dạng động vật và loại bỏ dị vật kháng nguyên là sự phát triển và hoàn thiện trong quá trình tiến hóa. Cũng như chức năng khác của sinh vật, chức năng miễn dịch cũng chịu sự điều khiển di truyền, cụ thể là vật chất bên ngoài tế bào điều khiển chức năng miễn dịch và những phân tử miễn dịch khác, ví dụ kháng nguyên, kháng thể, bổ thể.. đều chịu sự điều khiển di truyền. Ngoài ra, đáp ứng miễn dịch của sinh vật cũng chịu sự điều khiển di truyền. Di truyền miễn dịch chủ yếu nghiên cứu cấu trúc và chức năng của hệ thống miễn dịch, gồm có di truyền kháng nguyên, di truyền kháng thểdi truyền đáp ứng miễn dịch. Chúng là cơ sở chính của biểu hiện tính năng sinh sản động vật, có ý nghĩa quan trọng đối với việc cải thiện giống nòi và giống kháng…

Khái niệm miễn dịch cơ bản

miễn dịch học - Miễn dịch là gì
miễn dịch học – Miễn dịch là gì

Trong cộng đồng sinh vật, đấu tranh sinh tồn là một trong các quy luật tự nhiên, cho nên mọi sinh vật đều có ít nhiều khả năng tự bảo vệ để chống lại sự xâm nhập của bất kỳ vật lạ nào nhằm bảo vệ tính toàn vẹn của chúng. Cùng với sự tiến hóa của sinh vật, các biện pháp tự bảo vệ ngày càng phong phú và hoàn thiện hơn, trong đó đáp ứng miễn dịch là một biện pháp quan trọng và phức tạp nhất.
Khái niệm miễn dịch học: Theo những quan niệm ban đầu “miễn dịch là trong khi cơ thể này không mắc bệnh truyền nhiễm còn những cơ thể khác lại mắc bệnh truyền nhiễm tuy ở trong cùng điều kiện”.
Hiện nay miễn dịch học được định nghĩa: “Miễn dịch là khả năng phòng vệ của toàn bộ cơ thể đối với các yếu tố mang thông tin di truyền ngoại lai (thông tin lạ)”.

Phân loại hệ thống miễn dịch trong cơ thể sinh vật

Hệ thống miễn dịch trong cơ thể sinh vật được chia làm 2 nhóm: miễn dịch tự nhiên (không đặc hiệu) và miễn dịch thu được (đặc hiệu). Trong cả 2 loại đó đều có miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào.

Miễn dịch dịch thể: là các kháng thể dịch thể đặc hiệu và không đặc hiệu. Đặc hiệu gồm các lớp Immunoglobulin (Ig), không đặc hiệu gồm các chất bổ thể, interferon, lysozyme…

Miễn dịch tế bào: là kháng thể dịch thể được gắn lên trên tế bào và tham gia vào phản ứng miễn dịch, miễn dịch tế bào là các yếu tố đặc hiệu như là các lympho bào (lymphocyte), các yếu tố không đặc hiệu gồm các tế bào da, niêm mạc, võng mạc, tiểu thực bào và đại thực bào…

Vậy miễn dịch là gì ?

Thế nào là miễn dịch ? Để trả lời cho câu hỏi miễn dịch là gì trên ta có khái niệm về miễn dịch như sau:
Miễn dịch có thể được xem là trạng thái đặc biệt của một cơ thể không mắc phải tác động có hại của các yếu tố gây bệnh như: vi sinh vật, các chất độc do chúng tiết ra hoặc các chất lạ khác, trong khi đó các cơ thể cùng loài hoặc khác loài bị tác động trong điều kiện sống và lây bệnh tương tự.
Một cách dễ hiểu có thể nói: miễn dịch là khả năng tự vệ của cơ thể, là khả năng nhận ra và loại trừ các vật lạ ra khỏi cơ thể. Miễn dịch có thể có được là do cơ năng bảo vệ cơ thể bao gồm: miễn dịch tự nhiên (miễn dịch không đặc hiệu) và miễn dịch thu được (miễn dịch đặc hiệu) chúng liên quan rất chặt chẽ với nhau. Khả năng miễn dịch của cơ thể còn rất liên quan tới các yếu tố như: cơ năng hoạt động của cơ thể, đặc tính của mầm bệnh, điều kiện ngoại cảnh… Vì vậy tính miễn dịch cũng biểu hiện ở những mức độ khác nhau.

Theo miễn dịch học định nghĩa:  “Miễn dịch là khả năng phòng vệ của toàn bộ cơ thể đối với các yếu tố mang thông tin di truyền ngoại lai (thông tin lạ)”.

The end!

Leave a Reply

Back to top button