Chương này giới thiệu các bệnh di truyền thường gặp ở vật nuôi và các nội dung liên quan đến kiểm soát bệnh di truyền; nhắc đến đặc trưng bệnh di truyền, bệnh di truyền của vài loại hình di truyền; tìm hiểu cách phát hiện bệnh di truyền, kiểm soát di truyền bệnh di truyền, kiểm soát mô trường bệnh…
Bệnh di truyền gồm có 4 đặc điểm: tính bẩm sinh, tính họ hàng, tính hiếm và tính suốt đời. bệnh di truyền là một loại bệnh bẩm sinh, nhưng không phải tất cả bệnh bẩm sinh đều là do di truyền. Bệnh bẩm sinh là bệnh có trước khi sinh hoặc ngay khi vừa sinh ra, phần lớn đều liên quan đến di truyền, cũng có một bộ phận liên quan đến môi trường mẫu thể. Không phải tất cả bệnh mang tính họ hàng đều là bệnh di truyền.
Căn cứ vật chất di truyền mà bệnh di truyền đề cập đến, bệnh di truyền chia thành bệnh đơn gen, bệnh đa gen, và bệnh nhiễm sắc thể; loại di truyền bệnh đơn gen gồm có di truyền trội, di truyền lặn nhiễm sắc thể thường và di truyền liên kết nhiễm sắc thể giới tính; Bệnh đa gen là kết quả tác dụng cộng hưởng của nhiều gen và môi trường; bệnh nhiễm sắc thể chủ yếu là do bất thường về cấu trúc và số lượng nhiễm sắc thể gây ra, bệnh di truyền phát sinh ở mức độ tế bào.
Đối với việc kiểm soát bệnh di truyền, trước tiên cần phát hiện bệnh di truyền. phương pháp chủ yếu để phát hiện bệnh gồm có phân tích phổ hệ, kiểm tra di truyền tế bào, phân tích gen và sản phẩn gen, phát hiện tác nhân gây bệnh…Kiểm soát bệnh di truyền chủ yếu là thực hiện chế độ đào thải nghiêm khắc, khống chế gây giống cận huyết một cách bừa bãi và thực hiện phương pháp điều trị gen. Kiểm soát môi trường là kiểm soát các loại vật chất có hai gây ra các dị tật, gây bệnh ung thư và gây đột biến gen. gây giống kháng bệnh là vấn đề nóng trong việc gây giống vật nuôi hiện nay, bằng các cách khác nhau nâng cao kháng tính của vật nuôi đối với bệnh tật, từ đó chọn ra giống tốt, phục vụ sản xuất chăn nuôi.