Mục lục nội dung |
I – Di truyền màu sắc lông ngựa |
II – Di truyền màu sắc lông thỏ |
1, Sự hình thành màu lông thỏ |
2, Hệ thống tác dụng điều khiển gen màu lông thỏ |
3, Di truyền hình thái lông |
I – Di truyền màu sắc lông ngựa
Màu sắc lông chủ yếu dùng để nhận biết loài, vì số lượng gen quy định màu lông khá nhiều, khó cố định. Màu sắc lông ngựa được ghi lại trong sách Trung Quốc có 20 loại.
Màu lông cơ bản có 3 loại:
- Đen: đặc trưng của nó là thân đen và đuôi đen, phần dưới tứ chi cũng đều là màu đen, ngọn lông có màu rỉ sét, dưới ánh mặt trời nó giống màu đỏ đen.
- Liu Mao: đặc trưng của nó là đuôi và phần dưới tứ chi có màu đen, lông từ màu vàng chuyển sang đỏ, màu nâu đen thay đổi; ngựa màu nâu đen gọi là ngựa Hắc Lưu, có khi mức độ đen giống màu đen ở đuôi, nhưng màu sắc lông ở quanh miệng, mũi, mắt, đặc biệt là màu ở đường giữa chân sau có màu lông nhạt hơn, vẫn có thể phân biệt được với màu đen.
- Màu hạt dẻ: đặc trưng là lông có màu từ màu vàng chuyển sang đỏ nâu, đuôi và phần dưới tứ chi có màu sắc giống như vậy, nhưng nhạt hơn.
Ngoài ra còn có hai màu lông thường gặp: màu cát, màu trắng. Màu cát có hai loại: một loại là màu lông này duy trì suốt đời. Một loại là màu lông cát nhưng khi già đi sẽ chuyển thành màu trắng, càng già số lượng lông trắng càng nhiều lên, đến khi 12 tuổi, có thể toàn thân sẽ chuyển thành màu trắng. Loài khác nữa là loài lông trắng, Lông trắng có hai loại, một là trong suốt, lông và da đều không có sắc tố, di truyền lặn; một loại khác là mắt và miệng có sắc tố, biểu hiện trắng trội, những chỗ khác đều không có sắc tố.
Ngựa hoang duy nhất còn tồn tại ngày nay là ngựa hoang Przewalski (nay thường xuất hiện ở vùng Tân Cương Trung Quốc hoặc vùng Trung Á Tây Á Liên Xô Cũ), lông loài ngựa này có màu đen và dài.
II – Di truyền màu sắc lông thỏ
1, Sự hình thành màu lông thỏ
Tế bào hắc tố của lông tồn tại trong da, tính chất, số lượng, hình dạng hạt, cách thức phân bố khác nhau của sắc tố và tạc dụng men khác nhau…, hình thành màu lông đa dạng của thỏ. Lông thỏ có biểu hiện nhiều màu là do sự tồn tại của sắc tố màu, vật chất sắc tố này gọi là hắc tố. Thực chất, hắc tố có thể chia thành hai loại: sắc tố nâu và sắc tố đen, sắc tố đen lại có thể chia thành màu đen và màu nâu. Cho dù là loại sắc tố nào thì cũng đều được hình thành do tyrosine và axit benzene dưới tác dụng của hàng loạt enzyme. Trong quá trình oxy hóa, hệ thống enzyme này khá nhạy cảm với nhiệt độ, có loại enzyme phải để dưới nhiệt độ cao mới có hoạt tính. Ví dụ, Thỏ trắng Himalaya toàn thân có màu trắng, nhưng tai, đầu mũi, đuôi và tứ chi, do nhiệt độ thấp hơn các bộ phận khác, nên đã kích hoạt enzyme, làm cho nó có màu đen. Ngoài ra, màu sắc những bộ phận này đậm hay nhạt cũng phụ thuộc và sự thay đổi của nhiệt độ. Mùa đông màu lông đậm hơn.
2, Hệ thống tác dụng điều khiển gen màu lông thỏ
Lông thỏ rất đa dạng. Ví dụ thỏ hoang có màu lông giống chuột hoang, thỏ Anggola thường gặp và thỏ tai to của Nhật đều thuộc loài lông trắng, thỏ đốm lớn của Đức có biểu hiện lông đen đốm trắng… sự đa dạng màu lông thỏ được quy định bởi rất nhiều gen trên nhiễm sắc thể thường, ít nhất có 8 hệ thống gen. để tiện cho việc nắm rõ quy luật di truyền màu lông thỏ, dưới đây là 4 hệ thông gen trọng tâm:
- Vai trò của hệ gen hệ thống A: quan sát kỹ màu lông thông hoang sẽ phát hiện được rằng, trên một chiếc lông có 3 đoạn màu, phần gốc và mũi lông là màu đậm, đoạn giữa là màu nhạt. loại màu đặc biệt này được gọi là màu chuột hoang. Về mặt di truyền học, lấy A đại diện gen điều khiển màu chuột hoang với các gen khác màu a, màu khác chính là thể đột biến của màu chuột hoang. Loại lông này thiếu vùng nhạt ở giữa, vì thế toàn bộ chiếc lông là cùng một màu.
Alen thứ ba trong hệ thống này là gen at. Dưới tác dụng của gen at, sinh ra lông màu đen và màu vàng nâu. Quan hệ trội giữa 3 alen trong hệ thống A là A> at >a, vì vậy trong trường hợp lai gen, bất kể là Aat hay Aa, đều có biểu hiện màu lông chuột hoang, ata biểu hiện là màu lông đen và màu vàng nâu, chí khi đống hợp mới biểu hiện màu lông chuột hoang.
- Vai trò của gen hệ thống B: vai trò của gen B là sinh ra lông màu đen, vai trò của alen b là sinh ra lông màu nâu, B trội át b. ví dụ, fen B kết hợp với gen A (sinh ra lông màu chuột hoang) (AABB hoặc AaBb), sẽ sinh ra các loại màu lông đen – đen nhạt – đen. Thỏ có kiểu hình gen này, nhìn bề ngoài sẽ thấy có màu hơi vàng. Nếu gen b kết hợp với gen A (AAbb hoặc Aabb), sẽ sinh ra loại hình lông nâu – vàng – nâu, thỏ có kiểu hình gen này sẽ có màu vàng nâu.
- Vai trò của gen hệ thống C: trong hệ thống gen có ảnh hưởng đến màu lông, số lượng alen trong hệ thống C là nhiều nhất, gồm 6 alen C, cch3, cch3, cch1, cH và c. trong đó, ngoài gen C có vai trò làm cho toàn bộ màu lông chuyển thành màu đậm (thông thường là màu đen), 5 alen khác hoặc ít hoặc nhiều đều có tác dụng làm giảm sắc tố.
c là gen màu trắng, có thể hạn chế sự xuất hiện của sắc tố màu trên cơ thể. Thỏ có kiểu hình gen cc, không chỉ toàn bộ lông màu trắng mà ngay cả nhãn cầu cũng mất đi sắc tố. Do màu huyết quản đáy mắt, làm nhãn cầu có màu đỏ nhạt. Gen c khi đồng hợp có thể ức chế vai trò gen màu trên điểm gen khác, tức tồn tại tính lặn. cH là gen trắng Himalaya, có thể hạn chế sắc tố trên một số bộ phận cơ thể.
cch3, cch3, cch1 đều là gen màu của thỏ Chinchilla, nhưng khả năng ứng chế màu vàng và màu đen của chúng cũng có sự khác biệt. gen cch3sinh màu xanh tím, gen này có thể loại bỏ phần màu vàng trên lông, biến màu nó thành màu trắng. Thế nên, lông thỏ màu xanh tím tiêu chuẩn phần gốc có một dải màu xanh rất rộng. Thỏ Chinchilla tiêu chuẩn Mỹ và thỏ Chinchilla loại lớn đều mang gen cch3.
Gen cch2 không chỉ có tác dụng làm mất đi màu vàng, mà còn có thể làm màu đen nhạt đi. Dưới tác dụng của gen cch2, màu lông thỏ nhạt hơn màu lông thỏ Chinchilla.
Gen cch1 không có tác dụng làm mất đi màu vàng, nhưng gen này có thể làm màu đen nhạt đi, tác dụng này của nó còn mạnh hơn cch2. Dưới tác dụng của gen cch1, toàn bộ màu lông thỏ trở nên nhạt nhất, vì thế nên được gọi là chinchilla nhạt.
Trong hệ thống màu lông còn có một loại màu lông báo châu Mỹ, thuộc màu cơ bản của thỏ nhà, nhưng hai bên cơ thể và phần đùi đều có màu nhạt. Về sự hình thành của màu lông này, có nghiên cứu cho rằng, trong hệ thống này còn có gen cm, màu lông báo đen được quy định bởi loại gen này, cũng có thông tin rằng, khi gen cch1 kết hợp với gen màu khác lông chuột a (aacch1cch1), sẽ sinh ra màu lông đen của báo.
Quan hệ tính trội lặn của gen trong hệ thống C là: C> cch3>cch2>cch1>cH>c. Tuy nhiên, cch1đều trội không hoàn toàn đối với cH và c.
- Vai trò của gen trong hệ thống D: alen quy định màu lông trong hệ thống D là D và d, gen D trội át d, tác dụng của gen d là làm nhạt sắc tổ. gen d khi kết hợp với một số gen khác hoặc làm màu đen nhạt đi thành màu xám xanh hoặc làm màu vàng nhạt đi thành màu sữa, hoặc làm màu nâu nhạt đi thành tím nhạt. Ví dụ, khi gen d đồng hợp với gen a (aadd), sẽ sinh ra tỏ màu xanh. Trên thế giới mọi loài thỏ có lông màu xanh đều có mang kiểu hình gen dd, như thỏ xanh Mỹ, thỏ anggola của Anh và Pháp…
3, Di truyền hình thái lông
Lông thỏ gồm có lông ngắn nhọn phần đầu, chân trước và đùi, lông mao phần thân. Vì thế, ngoài độ dài ngắn, nhỏ, bóng của lông, sự thay đổi hình thái lông còn liên quan đến sự thay đổi các loại lông trong sinh trưởng phát triển loài.