Tính trạng chất lượng cừu về mặt di truyền được quy định bởi 1 hoặc vài cặp gen, biểu hiện của nó hoàn toàn giống với nguyên lý di truyền Melden. Nắm rõ tính quy luật của di truyền tính trạng chất lượng, có ý nghĩa và vai trò quan trọng trong việc dự đoán kết quả tai giữa các dòng và xây dựng phương án gây giống.
Mục lục nội dung |
I, Di truyền màu lông |
II – Di truyền kiểu hình sừng |
III – Di truyền cừu non |
1, Gen FecB |
2, Gen chính FecX1 |
I, Di truyền màu lông ở cừu
Màu lông cừu thường có 16 kiểu: trắng, đen, nâu, xám, nhiều màu và màu loang lổ…màu lông cừu thường có hai cấu tạo: từ các sợi lông màu khác nhau, ví dụ sợi màu đen và sợi màu trắng với tỉ lệ khác nhau tạo thành màu xám với mức độ khác nhau; hai là cấu tạo lông ở các vùng màu khác nhau, ví dụ màu vàng nhạt ở đầu hoặc đuôi và màu nâu ở các bộ phận cơ bản tạo thành màu hỗn hợp.
Hiện nay, nhiều nghiên cứu chứng minh hoặc giả định quỹ tích gen quy định màu lông cừu gồm có 11 gen. Năm 1988, ủy ban COGNOSAG đưa ra tên màu lông, quỹ tích gen, số lượng alen và hiệu ứng gen… Nhiều kết quả nghiên cứu và ví dụ thực tế đã chứng minh, màu lông cừu được quy định bởi nhiều alen trên nhiều điểm gen.
Ví dụ màu lông loang lổ luôn là tính trạng cần bị loại bỏ trong việc gây giống cừu fine-wool và cừu semi-wool, loại bỏ lông màu là nội dung quan trọng trong công tác phối giống cừu lấy lông. Trước đây, khi Trung Quốc tiến hành gây giống rộng rãi cừu lai, đã chú trọng vào việc ngăn ngừa sự phát tán của lông màu, mấy năm gần đây, ở các nước đã bắt đầu gây giống cừu có màu. Cừu Merino châu Úc có gen W trội (gen màu trắng), w là gen lặn (màu đen), kiểu hình gen của cá thể cừu trắng toàn thân là WW hoặc Ww, cá thể màu đen là ww. Đốm được quy định bởi gen đốm sp, kiểu hình gen của nó là Sps p hoặc sps p. chọn giống cừu Merino lông màu chủ yếu là đem lai giống có màu lông màu trong lớp lông với cừu Merino, hoặc đem lai cá thể có đốm màu ở đầu, tai, mắt, 4 chân với cừu Merino, thế hệ sau sẽ được cá thể mang gen lông màu, từ đó xây dựng đàn giống.
II – Di truyền kiểu hình sừng
Có sừng hay không sừng là một đặc trưng của loài cừu. Cừu fine-wool thường có hình dạng sừng xoắn ốc ở con đực, con cái không có sừng.
Di chuyền kiểu hình sừng ở cừu được điều khiển bởi 3 gen đồng vị, đó là gen không sừng P, gen có sừng P’, biểu hiện gen có sừng p dưới tác dụng của kích thích tố đực. quan hệ di truyền giữa chúng là kiểu hình gen PP, cừu đực và cái đều không có sừng, kiều hình gen P’P’, cả con đực và con cái đều có sừng; kiểu hình gen pp, con đực có sừng, con cái không sừng. khi đem lai, P trội không hoàn toàn với P’ và p, P’ trội không hoàn toàn với p, con lai không sừng đôi khi có biểu hiện dấu hiệu sừng. Căn cứ vào quy tắc trội, kiểu hình và biểu hiện gen của các loài cừu có quan hệ như sau:
– Kiểu hình gen cừu cái có sừng: P’P’, P’p.
– Kiểu hình gen cừu cái không sừng: PP, PP’, Pp, pp.
– Kiểu hình gen cừu đực có sừng:P’P’, P’p, pp.
– Kiểu hình gen cừu đực không sừng: PP, PP’, Pp.
Vì thế, thế hệ con của cừu đực có kiều hình gen đồng hợp sẽ không thể có sừng, cừu đực không sừng dị hợp kiểu hình gen có thể sinh ra thế hệ con có sừng. khi gây giống cừu fine-wool không sừng, để loại bỏ cá cá thể cừu có sừng trong đàn, phải chọn con cừu đực không sừng đồng hợp làm con bố, cứ như vậy sẽ có thể dần giảm được tỷ lệ cừu có sừng trong đàn. Lựa chọn cừu đực có sừng đồng hợp bằng cách lai thử nghiệm, cách này dùng 13-15 con cừu cái có sừng đem lai, nếu tất cả cá thể con sinh ra đều không có sừng, sẽ chứng minh cá thể cừu đực này là cừu đực không sừng đồng hợp kiểu hình gen.
Kiểu hình gen của cừu cái có sừng là P’P’, P’p, bất cứ kiểu hình gen nào đem lai với cừu đực (PP’ hoặc Pp) kiểu hình gen dị hợp không sừng đều cho ra tỷ lệ cừu con không sừng chiếm ½. Vì thế, nếu có 5-7 thế hệ con đều không sừng, có thể chứng minh cá thể cừu đực này có kiểu hình gen đồng hợp không sừng. Nếu có ít cá thể cừu mẹ có sừng, có thể dùng 30 cá thể cừu mẹ không sừng đem lai, cho ra thế hệ con khoảng 11 – 16 cá thể cừu con đều không có sừng, cũng chứng minh kiểu gen của cừu đực không sừng là đồng hợp. Kiểu hình gen của cừu cái không sừng trong đàn dị hợp là PP, PP’, Pp, pp, đem lai con cái không sừng với con đực không sừng với kiểu hình gen Pp, thế hệ con chỉ có ½ là không sừng. Nhưng nếu kiểu hình gen cừu mẹ không sừng là PP’, đem lai với con đực không sừng kiểu hình gen pp, thế hệ con đực F2 có thể có ¾ không sừng, ¼ (pp) có sừng. Vì thế, số lượng cừu mẹ đem lai thử nghiệm cần phải nhiều hơn, ít nhất cần 16 con đực không sừng, mới có thể chứng minh con đực này có kiểu hình gen đồng hợp không sừng.
Do quá trình gây giống có thể dẫn vào thêm gen không sừng, cừu fine-wool Tân Cương thường xuất hiện con đực không sừng, như dùng con đực không sừng không đàn cừu này cải tạo giống không sừng mới, điều then chốt là làm thuần hóa gen không sừng trong cả quá trình cải tạo giống.
III – Di truyền cừu non
1, Gen FecB
Gen FecB là gen trội chính được phát hiện ở cừu Booroola, cũng là gen chính được nghiên cứu nhiều nhất hiện nay, vai trò của nó là làm tăng tỷ lệ rụng trứng. Gen FecB nằm trên nhiễm sắc thể thường số 6, chia làm 3 kiểu hình gen. Gen trội B điều khiển tỷ lệ rụng trứng, mỗi một gen có thể tăng tỷ lệ rụng trứng lên 1.65 lần, số lượng cừu non sinh ra hoặc tỷ lệ đa thai có kiểu hình gen BB cao hơn kiểu hình Bb và bb.
2, Gen chính FecX1
Gen chính FecX1 ở cừu Romney phát hiện gen này định vị trên nhiễm sắc thể X; tỷ lệ rụng trứng ở cừu mẹ dị hợp gen FecX1 có thể tăng lên 1, mỗi thai tăng 0.6 con cừu non.