Bài này thuộc bài thứ hai trong series 3 bài về hệ số di truyền:
Bài 1: Khái niệm hệ số di truyền
Bài 2: Nguyên lý ước lượng hệ số di truyền
Bài 3: Ứng dụng của hệ số di truyền
Do hệ số di truyền là là chỉ tiêu định lượng phản ánh quy luật di truyền tính trạng. Vì thế, muốn ước lượng hệ số di truyền tính trạng bằng biến dị kiểu hình, phải dùng tài liệu cùng một tính trạng của hai loại cá thể với mối quan hệ rõ ràng trên di truyền. Dựa vào quan hệ di truyền xác định và tính tương quan kiểu hình của nó có thể ước lượng được hệ số di truyền của tính trạng này. Đây là 1 điểm xuất phát cơ bản trong phương pháp ước lượng hệ số di truyền.
Căn cứ nguyên lý phân tích đường dẫn, hệ số tương quan giữa hai biến lượng bằng hệ số có chuỗi đường dẫn kết nối giữa chúng, hệ số chuỗi đường dẫn bằng hệ số toàn bộ đường dẫn và các giá trị dư giữa các hệ số tương quan trên chuỗi đường dẫn. Chính vì thế, giả thiết không tồn tại hiệu ứng môi trường cộng hưởng, tức là rR=0, vậy thì hệ số tương quan giữa P1 và P2 rp có thể được tính như sau (hình 43a)
Trong công thức, rA là hệ số tương quan giữa giá trị giống của hai loài cá thể, tức là hệ số huyết thống giữa các cá thể, chú ý phân biệt tương quan di truyền giữa hai tính trạng. Thông thường hệ số huyết thống có thể được biết rõ ràng. rP là hệ số tương quan giữa giá trị kiểu hình giữa hai cá thể, trong các trường hợp khác nhau, có thể có được bằng phân tích thống kê tương ứng. Chính vì vậy, ước lượng hệ số di truyền trên thực tế có thể chuyển hóa thành cách tính giữa hai hệ số tương quan.
Phương pháp ước lượng hệ số di truyền
Nhưng về tổng thể, có thể quy thành các loại sau: xét quan hệ di truyền giữa hai cá thể để tính hệ số di truyền, có tài liệu quan hệ cha con, tài liệu đồng bào và tài liệu sinh đôi cùng trứng…; xét phương pháp thống kê tính rP , có phương pháp phân tích phương sai, phân tích quy hồi và tương quan, bình phương nhỏ nhất, phương pháp GMM, MLE cực đại và phương pháp mô hình hỗn hợp… Đương nhiên, cách phân chia của phương pháp ước lượng này không phải là tuyệt đối. Đối với ước lượng hệ số di truyền cụ thể, thường có thể có nhiều cách ước lượng, cần vận dụng linh hoạt những phương pháp này để chọn ra các cá thể thích hợp nhất.
Trong thực tiễn gây giống động vật, loại tài liệu dùng nhiều nhất trong ước lượng hệ số di truyền là tài liệu quan hệ cha con và tài liệu đồng bào. Ngoài ra, trong đàn gia súc còn có một vài loại hình tài liệu khác. Do mối quan hệ huyết thống giữa các cá thể tài liệu này khá xa, rA rất thấp, sai số dùng để ước lượng hệ số di truyền quá lớn. bởi vì xét từ góc độ thống kê, sai số ước lượng một có quan hệ với hệ số tỷ lệ thuận với bình phương, nếu sai số ước lượng tương quan kiểu hình như nhau, ở công thức dưới đây, h2 sẽ tăng khi rA giảm.
Vì vậy, trong việc ước lượng tham số di truyền thực tế, cần tận dụng triệt để tài liệu cận huyết thống của cá thể, từ đó làm giảm sai số ước lượng. đương nhiên, sai số ước lượng của hệ số di truyền còn liên quan đến sai số ước lượng hệ số tương quan ở kiểu hình, sai số hệ số tương quan kiểu hình lại liên quan đến hàm lượng mẫu và bản thân phương pháp thống kê. Chính vì vậy, trong việc đánh giá ưu thế phương pháp ước lượng các loại hệ số di truyền, cần phải xét đến cả hai phương diện này.