Di truyền tính trạngDi truyền tính trạng chất lượng

Di truyền tính trạng chất lượng ở ngỗng

Tổ tiên hoang dã của ngỗng nhà là nhạn đỏ và nhạn xám thuộc họ nhạn. Các loài ngỗng nhà của Trung Quốc đều là thế hệ con của nhạn đỏ (trừ ngỗng Tân Cương thuộc loài nhạn xám); ngỗng Châu Âu phần lớn có nguồn gốc từ nhạn xám. Trọng lượng và hình thể của ngỗng nhà đều nặng và lớn hơn vịt nhà, phần đuôi ngỗng trống đều không có lông phân biệt giới tính. Điều kiện sinh thái và mục đích chọn giống khác nhau đã hình thành nên nhiều loại ngỗng với các đặc điểm khác nhau. Hiện nay có thể chia các đặc trưng chính về ngoại hình ngỗng như sau.

1, Di truyền màu lông và màu da

Lông ngỗng có màu trắng và màu xám, trên thế giới có tổng cộng 36 loại ngỗng, trong đó ngỗng trắng chiếm 2/3, lông phần thân của ngỗng con có màu vàng nhạt, khi lớn lên sẽ trở thành màu trắng muốt; ngỗng Tân Cương khi bé cũng có lông màu vàng nhạt, nhưng lớn lên lông sẽ chuyển dần thành màu xám, phần viền lông chủ yếu là màu sắc nhạt.
Thế hệ ngỗng F1 giữa ngỗng xám và ngỗng trắng sẽ có màu lông xám, điều này chứng tỏ gen lông xám trội át gen lông trắng. Mỏ, bướu, chân và ngón đều có màu cam đỏ, móng có màu trắng; còn mỏ và bướu ngỗng xám có màu đen, chân và ngón có màu đen hoặc màu cam tối. Như vậy có thể thấy, màu lông và di truyền tính trạng của chúng có mối quan hệ nhất định.

2 – Di truyền đặc trưng ngoại hình

a, Giống ngan phát triển từ loại nhạn đỏ

Giống này có phần đầu không quá to, chân dài và nhỏ, phần trán đều có bướu hình bán nguyệt, gọi là bướu ngỗng, được điều khiển bởi gen trội không hoàn toàn Kb. Ngan trống lớn hơn ngan mái; bướu thịt ở phần đỉnh đầu phát triển, có thể trồi hẳn lên, hai bên má cũng có thể thấy rõ bướu thịt, nhìn trực diện có thể thấy hình dạng giống đầu sư tử, còn được gọi là “ngỗng đầu sư tử”. Có loài còn có phần da dưới họng cũng chảy xuống, phần chảy xuống có hình túi gọi là “túi họng”; có loài ngan phía sau đầu có chùm hình cầu, gọi là búi (hoặc lông đỉnh đầu). Màu mắt ngan tùy theo chủng loài có thể chia thành màu xanh xám và màu nâu. Loại ngan này có hình thể dài và rộng, phần trước ưỡn lên, phần sau phát triển, phần bụng trĩu xuống; một số loài ngan có phần bụng trĩu xuống thành hình túi; phần bụng của ngỗng mái trong kỳ đẻ trứng to lên, gọi là “ổ trứng”. Chân ngỗng trống thô và dài hơn ngỗng trống, màu sắc chân và ngón chấn chủ yếu là màu đỏ cam và màu đen, nhưng cũng tùy loài.

b, Giống ngan phát triển từ loại nhạn xám

Loại ngan này có đỉnh đầu bằng, không có phần thịt lồi lên, dưới trán không có túi họng, cổ ngắn và thẳng, cơ thể song song với mặt đất.

3 – Di truyền tính trạng của trứng ngỗng

Tính trạng trứng có màu sắc, chỉ số hình dạng, độ dày vỏ trứng và tỷ lệ long đỏ và lòng trắng trong tổng trọng quả trứng… Nó là tính trạng di truyền thấp, giữa trính trạng này tồn tại mối quan hệ nhất định

Back to top button