Đột biến nhiễm sắc thể : Cơ chế đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
Cơ chế phát sinh: Tác nhân đột biến hay rối loạn nội bào làm quá trình nhân đôi hoặc tiếp hợp của nhiễm sắc thể xảy ra bất thường. Nói chung, sự đứt đoạn là dạng đột biến ban đầu, thường xảy ra khi nhiễm sắc thể ở dạng sợi mảnh, chưa xoắn đến mức cao nên dễ đứt trong phân bào, từ đó có thể gây ra mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn. Cơ chế di truyền: Nếu đột biến xảy ra trong giảm phân có thể sinh ra giao tử khác thường. Giao tử mang nhiễm sắc thể đã đột biến kết hợp với giao tử khác (bình thường hoặc có đột biến) tạo nên hợp tử mang đột biến , từ đó sinh ra thể đột biến.
Các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể khác
Ngoài dạng nhiễm sắc thể nêu trên, còn có dạng khác của đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, như nhiễm sắc thể đều. Nhiễm sắc thể đơn cánh (Isochromosomes). Một nhiễm sắc thể đơn cánh là một NST với hai cánh giống hệt nhau.
Thay vì một cánh dài (q) và một cánh ngắn (p) như nhiễm sắc thể bình thường, isochromosome có hai cánh cùng loại hoặc dài hoặc ngắn. Kết quả là, những nhiễm sắc thể bất thường này có thêm một bản sao gồm một số gen ở cánh có và mất đi bản sao của một số gen khác ở cánh không có.